5 năm nhìn lại- 5 nguyên nhân thất bại của Ten Ren tại thị trường Việt Nam

Estimated read time 9 min read
Spread the love

Đã 5 năm kể từ ngày chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam của Ten Ren – chuỗi thương hiệu trà sữa nhất nhì Đài Loan – làm khuấy động cộng đồng yêu trà sữa, nhất là những ai trót mê hãng trà sữa Đài Loan này. Vậy tại sao sau 2 năm hoạt động họ phải rút khỏi thị trường Việt Nam?

5 nguyên nhân thất bại của trà sữa Ten Ren

Hình 1. Hé lộ 5 nguyên nhân thất bại từ trà sữa Ten Ren.

Con đường thâm nhập vào thị trường Việt Nam

Đầu tiên, hãy cùng nhau điểm lại những con số ấn tượng từ thương hiệu trà sữa Tenren. Là một thương hiệu trà sữa lâu đời nhất tại Đài Loan, ra đời từ năm 1953.  Vào tháng 11 năm 2017, Ten Ren xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Theo như dự đoán, Ten Ren sẽ trở thành thương hiệu đình đám, làm mưa làm gió dưới sự hậu thuẫn của người anh em The Coffee House, với mức đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.

Thế nhưng, sau gần 2 năm hoạt động, kết quả không như mong đợi, đại diện từ Ten Ren đã gửi thông báo đến khách hàng rằng họ sẽ đóng cửa toàn bộ chuỗi cửa hàng Ten Ren sau ngày 15/08/2019.

Thông báo đóng cửa trà sữa Ten Ren

Hình 2. Thông báo dừng hoạt động của chuỗi trà sữa Ten Ren.

“Chúng tôi nhận thấy mô hình kinh doanh hiện tại chưa phù hợp với nhu cầu khách hàng. Với kết quả chưa đạt được như kỳ vọng, chúng tôi sẽ ngừng kinh doanh chuỗi cửa hàng Ten Ren và hoạch định lại chiến lược phù hợp cho lĩnh vực này.” – đại diện của Ten Ren chia sẻ.

Điều đáng kinh ngạc hơn, khi tổ chức Euromonitor đánh giá thị trường trà sữa Việt Nam đang trong thời kỳ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng khoảng 20%/năm. Cả nước hiện có khoảng 2000 điểm bán trà sữa ( Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam). Thị trường đang rất sôi động, nhưng tại sao Ten Ren vẫn ngậm ngùi rời khỏi Việt Nam?

Hãy cùng nhìn lại 5 nguyên nhân dẫn đến thất bại của thương hiệu trà sữa Ten Ren

Thứ 1: Khởi đầu không suôn sẻ

Tháng 11/2017, cửa hàng đầu tiên ra thông báo tạm đóng cửa chỉ sau 4 ngày khai trương. Nguyên nhân là để sửa chữa vấn đề về điện, dù cửa hàng đang trong thời gian khuyến mãi. Bên cạnh đó, Ten Ren được cho là chủ quan và thiếu sót khi không lường trước được vấn đề từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến chất lượng dịch vụ. Hết nguyên vật liệu, quá tải lượng khách, chậm trễ trong khâu phục vụ đã để lại ấn tượng xấu của Ten Ren ngay từ bước khởi đầu.

Để giải quyết vấn đề này, các chủ cửa hàng cần ý thức hơn về tầm quan trọng của ngày khai trương, để sớm chuẩn bị những phương án dự phòng, quán trà sữa nên mở bán thử từ 3-5 ngày trước khi đi vào khai trương chính thức.

Thứ 2: Chưa thực sự hiểu khách hàng 

Việc không tìm hiểu kỹ, nghiên cứu thị trường, Ten Ren đã không triển khai các khảo sát, đánh giá về tâm lý của khách hàng. Khách hàng của Ten Ren là ai? Họ kỳ vọng điều gì ở các món uống của Ten Ren? Sản phẩm thế nào là phù hợp?

Thứ 3: Đầu tư cho sản phẩm

Có thể thấy, các sản phẩm trên Menu của Ten Ren không thực sự mới mẻ. Nhớ lại thời kỳ hoàng kim của thương hiệu Royaltea – thương hiệu được xem là cái nôi của Trà Hoa Quả – Fruit Tea. Royaltea đã mang đến thị trường 1 phong cách uống trà mới mẻ. Đó chính là sự đầu tư bài bản trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm độc đáo, sáng tạo. Điều mà Ten Ren vẫn chưa làm được.

Thứ 4: Chiến lược về giá

Dù chưa làm tốt về sản phẩm, nhưng giá bán trên Menu trà sữa Ten Ren luôn ở mức cao nhất trên thị trường hiện này. Có thể thấy, đối tượng khách hàng mà Ten Ren hướng đến là nhóm người ở phân khúc cao cấp. Nhưng các cửa hàng trong hệ thống chuỗi Ten Ren lại không nằm ở những vị trí vàng như các đối thủ trong cùng phân khúc này.

Thứ 5: Đối thủ cạnh tranh mạnh

Ten Ren đã vấp phải sự cạnh tranh gay gắt ngay từ những ngày đầu tiên, bởi các thương hiệu trà sữa hiện tại là Gongcha, Koi thé…đang làm rất tốt tại thị trường Việt Nam. Mặt khác, khi chen chân vào thị trường giao nhận với ứng dụng Ten Ren trên nền tảng di động, Ten Ren đã đối mặt với sự phổ biến của các siêu ứng dụng khác như Goviet, Grab Food, Now, Beamin…với hàng ngàn món uống hấp dẫn, khuyến mãi khủng và thời gian phục vụ nhanh chóng. Quả thực, miếng bánh trong thị phần trà sữa không hề dễ dàng cho thương hiệu Ten Ren.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, Ten Ren còn gặp phải những thách thức khác như: Sự chậm chân đã khiến Ten Ren gặp bất lợi trong cuộc đua giành thị phần với các thương hiệu đình đám kể trên. Các chuỗi cà phê, các cửa hàng tiện lợi cũng đã bắt đầu mở rộng phân khúc sản phẩm, đa dạng hóa lựa chọn sản phẩm cho thực khách. Đối thủ của Ten Ren lúc này xuất hiện thêm các thương hiệu cà phê lớn như The Coffee House, Phúc Long và Highlands. Khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn trong phân khúc trà. Các thương hiệu trà sữa nay đã dần bão hòa, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp như Gong Cha, Koi, The Alley…

Toocha nhượng lại các điểm bán trước khi Ten Ren rút khỏi Việt Nam.

Hình 3. TOOCHA nhanh chóng thay thế Ten Ren trên thị trường.

Để vượt lên những đối thủ tiên phong trong phân khúc cao cấp như Gongcha và Koi, Ten Ren nên phát triển một mô hình kinh doanh mới lạ hoặc có sản phẩm/dịch vụ đặc biệt riêng nhằm tạo dấu ấn cho thương hiệu cũng như đáp ứng nhu cầu khách hàng về không gian, tính tiện lợi và sự tươi mới.

Sự thất bại của Ten Ren tại Việt Nam là một dấu hiệu cảnh báo để các thương hiệu trà sữa hiện nay kịp nhìn nhận lại và tìm ra hướng phát triển bền vững cho mình.

BÀI HỌC RÚT RA: “Đừng quên đầu tư cho sản phẩm. Hương vị là điều quan trọng nhất giữ chân khách hàng của bạn sau những chiến lượng quảng cáo hào nhoáng và tốn kém

 

You May Also Like

More From Author