Điểm tin tài chính đầu tuần sáng ngày 11/3/2024

Spread the love

Các chuyên gia cho rằng chỉ số VN-Index sẽ bảo toàn được xu hướng tăng nếu giữ được mốc 1.230 điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một tuần giao dịch đầy biến động với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Tuần giao dịch kết thúc với phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2023, VN-Index giảm 21,1 điểm (giảm 1,7%) xuống mức 1.247 điểm, với lực bán chủ yếu tập trung vào những cổ phiếu bluechip có mức tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Dòng tiền nội địa vẫn duy trì sự quan tâm đến thị trường, tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Do những biến động mạnh ở những phiên cuối tuần, VN-Index đóng cửa tại 1.247,4 điểm, tương đương mức giảm 0,9% so với cuối tuần trước.

BID (giảm 3,4%), VCB (giảm 2,3%), VHM (giảm 3,2%) là các cổ phiếu vốn hóa lớn kéo giảm thị trường. Ngược lại, đà hồi phục của chỉ số được dẫn dắt bởi MSN (tăng 11,4%), BCM (tăng 9,0%) và GAS (tăng 2,5%), giúp kìm lại đà bán tháo của thị trường. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa cỡ vừa (midcap) cũng là điểm sáng của thị trường trong tuần với một số mã tăng giá mạnh.

Đáng chú ý, thanh khoản tiếp tục cải thiện với giá trị giao dịch trên 3 sàn đạt 30.187 tỷ đồng/phiên (tăng 15,9% so với tuần trước). Khối ngoại bán ròng 964 tỷ đồng trên cả ba sàn.

Theo quan điểm của ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận vĩ mô và Chiến lược thị trường, Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT, mặc dù trải qua một phiên điều chỉnh mạnh, nhà đầu tư không nên hoảng loạn mà bán tháo cổ phiếu.

“Thực tế, xu hướng tăng của thị trường vẫn chưa bị phá vỡ khi chỉ số VN-Index vẫn đang giao dịch trên đường MA20. Bên cạnh đó, những lo ngại đối với tỷ giá và thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng đã có tín hiệu lắng dịu. Đáng chú ý, sau khi vượt vùng 24.700 đồng đổi 1 USD, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng đã lùi dần về vùng 24.650 đồng trong phiên cuối tuần. Do đó, tâm lý thị trường có thể sớm ổn định trở lại”, chuyên gia của VNDIRECT nhận định.

Theo chuyên gia, nhà đầu tư nên thận trọng quan sát kỹ lực cầu tại vùng hỗ trợ 1.230 điểm (+/10 điểm). Nếu giữ vững được vùng này, xu hướng tăng của thị trường sẽ được bảo toàn và dòng tiền có thể luân chuyển sang những nhóm cổ phiếu đã có nhịp tích lũy thời gian vừa qua như nhóm thép, chứng khoán, bất động sản và một số cổ phiếu midcap.

Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco) cho biết việc chỉ số VN-Index hình thành mẫu nến Marubozu tiêu cực về cuối phiên cho thấy phe bán vẫn đang chiếm ưu thế và rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh là hiện hữu. Mặc dù vậy, ngưỡng hỗ trợ gần quanh 1.230 (+-5) điểm, tương ứng với MA20 trên khung ngày, được kỳ vọng sẽ đóng vai trò điểm đỡ đáng lưu ý và chỉ số sẽ xuất hiện một nhịp hồi kỹ thuật tại đây.

Chuyên gia của Agriseco cho rằng “phân hóa” sẽ tiếp tục là diễn biến chủ đạo của thị trường trong tuần mới với đà tăng/giảm là không đồng đều giữa các nhóm ngành và giữa từng mã cổ phiếu trong cùng một nhóm ngành.

Các nhà đầu tư được khuyến nghị có thể gia tăng tỷ trọng các vị thế trading ngắn hạn, ưu tiên các mã cổ phiếu đã có sẵn trong danh mục và các cổ phiếu đang được giao dịch gần vùng nền giá tích lũy. Tuy nhiên, cần lưu ý hạn chế việc sử dụng margin ở thời điểm hiện tại cũng như duy trì một lượng tiền mặt khoảng 30% để chờ đợi các cơ hội giải ngân thích hợp trong kịch bản nhịp điều chỉnh vẫn còn tiếp diễn.

J.P.Morgan đưa ra báo cáo khuyến nghị tăng tỷ trọng đầu tư với FPT

Báo cáo kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm 2023 của FPT vừa được công bố cho thấy doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt lần lượt 15.749 tỷ đồng và 2.880 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 21,2% và 19,1%.

Với tỷ trọng chiếm 58% tổng doanh thu, tăng trưởng 23,1% và 43% tổng LNTT, tăng trưởng 18,8%, đạt tương đương 9.161 tỷ đồng và 1.223 tỷ đồng, khối công nghệ tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu tăng trưởng.

Trong đó, ở mảng dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) cho thị trường nước ngoài, khối lượng đơn hàng ký mới tăng 37,1% so với cùng kỳ, đạt 12.359 tỷ đồng và tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tốt ở các thị trường Nhật Bản (tăng 36,4%) và châu Á Thái Bình Dương (tăng 64%).

Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ và EPS lần lượt đạt 2.019 tỷ đồng và 1.841 đồng, tăng 20% và 19,3%. Trước đó, FPT đã công bố nghị quyết HĐQT thông qua việc chi trả cổ tức còn lại của năm 2022 tỷ lệ 10% bằng tiền mặt (mỗi cổ phiếu cổ đông sở hữu nhận 1.000 đồng) và 15% bằng cổ phiếu (tỷ lệ 20:3).

Với 1,1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính FPT cần chi khoảng 1.100 tỷ đồng tiền mặt để thanh toán cho cổ đông và phát hành gần 166 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức. Chốt phiên giao dịch ngày 16/5, FPT tăng 0,62% lên 81.500 đồng/cổ phiếu.

Như vậy, tổng tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2022 của FPT cho cổ đông là 35% (20% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu). Đây cũng là mức chi trả cổ tức FPT duy trì trong suốt 10 năm qua.

Một số công ty chứng khoán dự phóng kết quả kinh doanh năm 2023 của FPT sẽ đạt mức tăng trưởng như kỳ vọng.

Một trong những công ty hàng đầu và lâu đời nhất thế giới trong dịch vụ tài chính, lĩnh vực ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản, J.P.Morgan vừa đưa ra báo cáo khuyến nghị tăng tỷ trọng đầu tư với FPT và dự báo tăng trưởng lợi nhuận kép hàng năm của FPT trong giai đoạn 2022 – 2025 sẽ đạt trên 20%.

Theo J.P.Morgan, lợi thế cạnh tranh về chi phí, năng lực công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ chuyển đổi số, mở rộng tập khách hàng mới và hợp đồng quy mô lớn, cùng chiến lược toàn cầu hóa sẽ giúp FPT tăng trưởng tốt.

J.P.Morgan cũng dự phóng giá mục tiêu của cổ phiếu FPT là 110.000 đồng/cổ phiếu. EPS tăng trưởng kép trung bình hàng năm trong giai đoạn 2022 – 2025 đạt 27,4%, cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình của các công ty công nghệ thông tin trên toàn cầu (9,3%).

Còn theo dự phóng của Viet Capital, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng lần lượt là 19% và 17%, đồng thời tăng giá mục tiêu của cổ phiếu FPT lên 13%, ở mức 123.000 đồng/cổ phiếu.

Năm 2023, FPT đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 18,8% và lợi nhuận tăng 18,2% tương đương 52.890 tỷ đồng và 9.055 tỷ đồng. 2023 cũng là năm đầu tiên FPT triển khai chiến lược DC 5 với mục tiêu trở thành tổ chức kiến tạo hạnh phúc cho mỗi con người, thành công cho mỗi tổ chức và cao hơn nữa là hưng thịnh cho quốc gia.

Để hiện thực mục tiêu 2023, theo ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc FPT: “Các khối, lĩnh vực kinh doanh sẽ dồn mọi nguồn lực, chắt chiu từng cơ hội để đảm bảo tăng trưởng ổn định. Khối công nghệ, hướng đến hợp đồng vài chục, vài trăm triệu USD tại Mỹ, Nhật, châu Âu và đầu tư mỗi năm từ 35 – 50 triệu USD cho các mục tiêu M&A và mở rộng lãnh thổ; đẩy mạnh chuyển đổi số để kiến tạo hạnh phúc cho Chính phủ, doanh nghiệp, người dân.

Khối viễn thông đầu tư mạnh vào hạ tầng, có thêm cáp quang biển, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hơn các nhà cung cấp dịch vụ khác. Lĩnh vực giáo dục tiếp tục mở rộng quy mô tại Việt Nam và thế giới, mang lại cho người học những trải nghiệm tốt nhất”.

Chờ làn sóng doanh nghiệp FDI lên sàn sau nhiều năm vắng bóng

Hiện nay số lượng doanh nghiệp FDI trên sàn chứng khoán Việt rất thưa thớt. Tuy nhiên theo chuyên gia, thực trạng này sẽ thay đổi khi TTCK Việt Nam được nâng hạng. Để tận dụng cơ hội này, Chính phủ cần tạo điều kiện lên sàn thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp FDI.

TTCK Việt chưa đủ hấp dẫn

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có hơn 1.500 doanh nghiệp niêm yết trên 3 sàn (HoSE, HNX và UPCoM), tuy nhiên số lượng doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) niêm yết chỉ đếm trên đầu ngón tay ở mức 9 đơn vị. Trong đó, thời điểm gần đây nhất mà 1 doanh nghiệp FDI lên sàn là vào 7 năm trước (năm 2017), khi Công ty Cổ phần Siam Brothers Việt Nam (HoSE: SBV) niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE).

Các doanh nghiệp FDI trên sàn niêm yết chủ yếu trong giai đoạn 2003-2010, khi Nghị định 38/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần ra đời. Hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp này không ổn định khi lợi nhuận trồi sụt, thậm chí một số doanh nghiệp có nhiều năm kinh doanh thua lỗ, đến mức phải chuyển sàn hoặc bị huỷ niêm yết và không quay trở lại sàn chứng khoán.

Số lượng thưa thớt, kinh doanh không ổn định, cổ phiếu của các doanh nghiệp FDI trên sàn cũng không hấp dẫn nhà đầu tư khi thanh khoản nhìn chung khá èo uột, thị giá trượt dài xuống dưới mệnh giá, một số cổ phiếu không có thanh khoản.

Lý giải về thực trạng này, chuyên gia Nguyễn Hồng Điệp, CEO Công ty Cổ phần VICK, chia sẻ với Đầu tư Tài chính rằng các doanh nghiệp FDI trên sàn chưa tạo ra dấu ấn đối với nhà đầu tư khi biên lợi nhuận và hiệu suất đầu tư không cao. Sản phẩm mà các doanh nghiệp này sản xuất, gia công chủ yếu cho quốc gia thứ ba, do đó không quen thuộc đối với người Việt, chưa tạo ra sức hút đối với nhà đầu tư.

Theo tìm hiểu, các doanh nghiệp FDI trên sàn đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất dây thừng, lưới phục vụ ngành đánh bắt thuỷ sản, sản xuất chăn ga gối đệm, sản phẩm gòn, sản phẩm bằng nhôm, gạch thạch anh phản quang, gạch men, sản phẩm gốm sứ, sản phẩm đồ uống, thức ăn chế biến sẵn, sản xuất dây, cáp điện, kinh doanh khách sạn, dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí, sản xuất điện tử dân dụng, đồ điện dân dụng;…

Vị chuyên gia này cho rằng, Việt Nam không thiếu doanh nghiệp FDI có vốn lớn, tuy nhiên quy mô thị trường chứng khoán trong nước còn nhỏ, chưa đủ hấp dẫn, không đủ tạo ra lợi ích như huy động vốn hay tạo dựng hình ảnh để phát triển cho những doanh nghiệp này.

Hiện Việt Nam cũng không có quy định bắt buộc các doanh nghiệp FDI phải niêm yết trên sàn. Do đó, các doanh nghiệp này có thể lựa chọn niêm yết tại thị trường khác, trong bối cảnh thị trường trong nước còn kém hấp dẫn, điều này khiến cho số lượng niêm yết trên sàn còn thưa thớt.

Cú hích nâng hạng

“Thực trạng này sẽ thay đổi khi thị trường chứng khoán được nâng hạng”, ông Nguyễn Hồng Điệp cho biết. Theo đó, khi được nâng hạng, vốn đầu tư nước ngoài sẽ đổ vào thị trường ở quy mô lớn, lên tới 8-10 tỷ USD. Với số vốn lớn như vậy, quy mô thanh khoản của thị trường sẽ tăng lên, kênh chứng khoán trong nước sẽ hấp dẫn hơn đối với doanh nghiệp FDI.

“Chúng ta đã có những doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp đầu ngành trong nước niêm yết trên sàn, nhưng các doanh nghiệp FDI lớn thì hiện chưa có. Lợi ích đầu tiên của việc đón thêm các doanh nghiệp FDI lớn niêm yết là thêm màu sắc cho thị trường chứng khoán”, chuyên gia Nguyễn Hồng Điệp cho biết.

Theo ông, khi quy mô và vốn hoá của thị trường chứng khoán tăng lên, việc thu hút được các doanh nghiệp FDI lớn lên sàn sẽ đồng thời thu hút dòng vốn của những quốc gia đã đầu tư vào doanh nghiệp FDI đó như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ. Lực lượng nhà đầu tư ngoại này khi tham gia vào sàn chứng khoán Việt sẽ mang đến những tín hiệu tích cực cho thị trường trong nước.

Tuy nhiên, để đón được “đại bàng” lên sàn, chuyên gia Nguyễn Hồng Điệp cho rằng Chính phủ phải tạo hành lang pháp lý, có cơ chế và sự hỗ trợ riêng cho các doanh nghiệp FDI. Cùng với đó, phải tạo một khoảng trống thời gian để các doanh nghiệp này thích nghi với thị trường chứng khoán cũng như các quy định của pháp luật.

Trên thực tế, một vài “ông lớn” FDI đã từng ngỏ ý muốn niêm yết trên sàn chứng khoán Việt như Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam. Theo đó, hồi tháng 4/2022, Charoen Pokphand Foods (CPF), công ty mẹ của C.P Việt Nam từng thông báo lên Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan về việc HĐQT của CPF đã chấp thuận cho C.P Việt Nam được đăng ký thủ tục trở thành công ty đại chúng thông qua phát hành cổ phiếu phổ thông cho cổ đông thiểu số. Khi được sự chấp thuận của các cơ quan liên quan, C.P Việt Nam sẽ nộp hồ sơ đăng ký niêm yết trên HoSE.

Tuy nhiên, câu chuyện đã trôi qua gần 2 năm và doanh nghiệp này vẫn chưa có động thái dứt khoát nào về kế hoạch niêm yết. Trước đó, vào tháng 11/2021, “đại gia” ngành bán lẻ Nhật Bản là AEON cũng từng đề cập về kế hoạch đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán Việt. Dù tập đoàn bán lẻ này không ngừng mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam trong thời gian qua, các nhà đầu tư vẫn chưa thấy cổ phiếu của AEON có mặt trên thị trường chứng khoán trong nước.

Dù doanh nghiệp FDI trên sàn có phần thưa thớt, những doanh nghiệp niêm yết do khối ngoại nắm quyền sở hữu chi phối (trên 51%) lại không hề ít và phần nhiều là những doanh nghiệp lớn, đầu ngành như Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB), Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP), Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hoà (HoSE: SVI), Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (HoSE: DHG), Công ty Cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM (HoSE: IMP).

 

Related Posts

do quang vinh

Phỏng vấn Chủ tịch SHS Đỗ Quang Vinh: ‘Lấy SHS làm lá cờ đầu của tập đoàn tài chính đầu tư’

Spread the love

Spread the love Thời điểm đầu năm cũng là giai đoạn sắp bước vào mùa đại hội cổ đông, các doanh nghiệp đang hết sức tập trung…

https://media.baodautu.vn/Images/phuongthanh/2024/03/13/H2.jpg

Bản tin tài chính trong nước ngày 20/3/2024

Spread the love

Spread the lovePNJ lãi 550 tỷ đồng sau 2 tháng đầu năm Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý…

word image 42146 1

Chuyên gia dự báo thị trường chứng khoán 2024 dự báo tăng mạnh theo đà hồi phục của nền kinh tế

Spread the love

Spread the love Có thể bạn quan tâm Bản tin tài chính trong nước ngày 20/3/2024 Phỏng vấn Chủ tịch SHS Đỗ Quang Vinh: ‘Lấy SHS làm lá…

word image 42150 1

Bản tin tài chính ngày 18/3

Spread the love

Spread the loveContents1 Bán hoảng loạn, VN-Index có lúc ‘bốc hơi’ hơn 40 điểm2 Chủ tịch Lê Phước Vũ: ‘Hoa Sen 23 năm hoạt động chưa bao…

word image 42044 1

Nhà đầu tư Nhật Bản rất hào hứng với thị trường chứng khoán Việt Nam

Spread the love

Spread the loveÔng Takafumi Oue, đại diện của Công ty Chứng khoán Daiwa tại Việt Nam đánh giá thị trường hứng khoán Việt Nam được các nhà…

word image 41968 1

Phân tích tài chính: Liệu rằng WinCommerce sẽ có lợi nhuận trong năm 2024 này?

Spread the love

Spread the loveBVSC cho rằng WinCommerce sẽ tiếp tục cải thiện hiệu quả hoạt động, hướng đến năm đầu tiên có lợi nhuận hoạt động dương.Có thể…